Muốn con thành thiên tài: Đừng chỉ trích, khích lệ thôi!

26/06/2024 16:21
Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng những tài năng to lớn, hãy học cách khích lệ, như thế mẹ có thể tìm thấy chiếc chìa khoá vàng mở các cánh cửa tài năng của con trẻ.

Nhờ sự khích lệ của bà Nancy, thế giới mới có một Thomas Edison - người có nhiều phát minh nhất mọi thời đại.
Nhờ sự khích lệ của người cha, anh em nhà Wright đã có niềm tin mãnh liệt và đã thành công trong việc chế tạo máy bay.
Khích lệ là một trong những cách thức giáo dục hiệu quả, nó có sức mạnh phi thuờng, có thể ví như là một loại dinh dưỡng cho sự trưởng thành của trẻ. Khi cha mẹ thường xuyên khen ngợi và động viên con trẻ, nhân cách của trẻ ngày càng hoàn thiện, lòng tự tin của trẻ càng được củng cố, hành vi tích cực của trẻ sẽ được phát huy.
Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng những tài năng to lớn, hãy học cách khích lệ, như thế bạn có thể tìm thấy chiếc chìa khoá vàng mở các cánh cửa tài năng của con trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên coi khích lệ là phương châm giáo dục con em mình. Khích lệ cả khi bé đạt thành tích chưa cao.
Đối với trẻ, có thể là làm chưa tốt một việc nào đó như làm hỏng đồ chơi, đánh vỡ cái ly uống nước, hoặc giúp mẹ nhặt rau, trông em nhưng không làm chưa tốt, hoặc là đi học đạt điểm thấp,…
Trong trường hợp này, việc khích lệ tưởng chừng như vô lý, bởi theo thông thường khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc đi học được điểm thấp là các bậc cha mẹ trách mắng. Cần phải hiểu rằng, bất kì đứa trẻ nào cũng không muốn đạt kết quả thấp, trẻ có thể đã cố gắng hết sức, hoặc cũng có thể do một nguyên nhân nào đó - vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân và trong trường hợp này khích lệ là vô cùng cần thiết.

Một số điểm cần lưu ý khi khích lệ trẻ:
1. Đóng vai - bạn chính là con bạn
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh tương tự của bé. Nếu bạn là bé, bạn chưa đạt được thành tích cao như bố mẹ mong muốn, mặc dù bạn đã cố gắng hết sức mà bố mẹ bạn không cần tìm hiểu nguyên nhân, chỉ nhìn vào kết quả và trách mắng thì bạn nghĩ sao?
Nếu trách mắng bé, mẹ có chắc chắn nhận lại được kết quả tích cực từ phía con?

2. Hãy nhìn vào điểm mạnh của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng tài năng to lớn, mỗi đứa trẻ đều thông minh, tuy nhiên thông minh theo cách khác nhau mà thôi. Cần phải nghe trẻ nói, nghe trẻ trình bày để hiểu rõ nguyên nhân, khi nghe cần tìm được ưu điểm của việc trẻ làm và ghi nhận được sự nỗ lực của trẻ khi thực hiện việc đó.
Ghi nhận sự nỗ lực, sự cố gắng và đánh giá đúng việc trẻ đã làm, đã cống hiến là sự “khích lệ ngầm” vô cùng hiệu quả.
3. Nói lời khích lệ thực tâm, từ trái tim của mình
Lời khích lệ được nói ra phải từ thực tâm lòng mình và đúng hoàn cảnh đúng sự việc để có thể giúp trẻ có thêm sức mạnh, có thêm sự tự tin. Chẳng hạn, sau khi bạn cùng con bạn xem bài kiểm tra môn toán của con đạt điểm 6, bạn có thể nói: “Lần này con đạt điểm 6 là do con chưa thuộc quy tắc quy đồng mẫu số, tính nhầm phép cộng phân số (hay nguyên nhân chính xác gì đó nữa), lần sau con cẩn thận hơn trong tính toán, mẹ tin rằng chắc chắn con sẽ được điểm 8 trở lên”.
Hoặc khi con bạn nấu cơm chưa ngon bạn có thể nói: “Lần này con cho ít nước nên cơm hơi cứng, lần sau con để ý một chút nữa cơm sẽ vừa dẻo và ngon hơn”.
Lời khích lệ phải đúng hoàn cảnh, đúng sự việc, không nói chung chung kiểu như: “Ồ, điểm 6 là cũng tốt rồi”, “Cơm cứng cũng chẳng sao”,...
Bạn cần hiểu tính cách của con mình và chỉ khen những điều mà trẻ phải cố gắng mới đạt được, khen những điều mà trẻ thích, phù hợp với tính cách của trẻ.
4. Khích lệ trước, dùng lời khen vạch khuyết điểm sau
Theo các nhà tâm lí học, chê là phản ánh tính tiêu cực của người nói. Khi ta chê nên dùng lời khen trước, tìm điểm mạnh, điểm tốt của trẻ để khen trước, cách hay nhất là lồng ghép việc chê trong lúc khen một cách khéo léo nghĩa là dùng lời khen để vạch khuyết điểm thì thật là tuyệt vời. Trái lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho tinh thần của trẻ rơi vào trạng thái u uất, tự ti.
Hãy khích lệ con trẻ bằng ánh mắt yêu thương với cử chỉ trìu mến với một tấm lòng nhân hậu.
Yêu trẻ hơn nữa, vì trẻ hơn nữa và khích lệ, khích lệ nhiều hơn nữa!


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.