Máu cuống rốn - "bảo hiểm sinh học" cho con

04/07/2024 14:40
Hiện nay, lưu giữ tế bào gốc máu và màng dây rốn đang được nhiều cặp bố mẹ quan tâm, tìm hiểu vì những lợi ích lớn mà nó mang lại.

Dù chi phí để lưu giữ máu cuống rốn trong ngân hàng tế bào gốc không hề nhỏ (khoảng 25 triệu đồng/mẫu trong năm đầu tiên và khoảng trên 2 triệu đồng cho những năm tiếp theo), tuy nhiên, hiện nay rất nhiều cặp bố mẹ đang rất quan tâm đến việc này do những lợi ích không nhỏ mà nó mang lại.
Mua bảo hiểm sinh học trọn đời cho con?
Có mặt tại Trung tâm tế bào gốc – Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chị Lê Bùi Ngọc Thủy (31 tuổi - giảng viên đại học) cho biết: "Mình mới mang thai bé thứ 2, đợt này nghe bạn bè đồng nghiệp giới thiệu về dịch vụ lưu giữ máu cuống rốn nên mình đến để tìm hiểu. Được biết, tế bào gốc máu dây rốn có thể dùng để điều trị rất nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư máu, khối u, rối loạn máu không ác tính,... Khi mang thai lần đầu, mình cũng không tìm hiểu nhưng lần này, có lẽ mình sẽ đăng kí lưu giữ máu cuống rốn cho con, đề phòng những trường hợp cần thiết sau này...".
Cũng có mặt ở trung tâm để tìm hiểu và được tư vấn, vợ chồng anh Quang - chị Mai Anh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng có chung mục đích. Anh Quang cho biết: "Mình đã tìm hiểu khá nhiều trên internet từ khi vợ mang thai về dịch vụ lưu giữ máu cuống rốn này, tuy nhiên, để được tư vấn kĩ hơn nên mình đến đây để tìm hiểu cho rõ ràng. Dẫu vậy, điều mình băn khoăn nhất là chi phí hơi cao, nhưng mình sẽ cân nhắc vì việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho bé về sau".
Gần đây nhất, "bà mẹ sắp 3 con" Skynie Minh Hà cũng chia sẻ rằng cô vừa kí hợp đồng lưu giữ tế bào gốc máu và màng dây rốn cho em bé sắp chào đời. "Hà nghĩ đây là một việc nên làm, vì nó giống như mua bảo hiểm sinh học trọn đời cho em bé vậy. Trước đây, khi mang bầu bé thứ 2 Hà cũng nghe qua nhưng chưa tìm hiểu kĩ; tới lần này, Hà đã được tư vấn về những lợi ích mà việc này mang lại, đó là có thể lưu trữ tế bào gốc lâu dài - tế bào này có thể điều trị rất nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, lưu giữ máu cuống rốn giúp phòng bệnh cho bé sau này, và có thể điều trị cho cả người thân trong gia đình của em bé nữa.
Chi phí để lưu giữ tế bào gốc máu và màng dây rốn tuy có cao, nhưng có thể lưu trữ được thời gian rất lâu tới sau này để đảm bảo hơn cho sức khỏe trong tương lai của con, đó cũng là một khoản đáng để các bố mẹ cân nhắc..."
Rất nhiều bố mẹ khác cũng đang dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về dịch vụ này. Theo ông Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm tế bào gốc – Viện Huyết học truyền máu Trung ương: Hiện nay, việc điều trị các bệnh nan y bằng tế bào gốc đang có xu hướng phát triển mạnh và mang lại những hiệu quả khả quan. Dây rốn là nguồn cung cấp tế bào gốc lý tưởng nhất vì dễ thu hoạch và xử lý tế bào gốc, không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cả mẹ và con. Tuy nhiên, quy trình lưu trữ máu cuống rốn phải trải qua rất nhiều công đoạn và khá phức tạp về mặt kỹ thuật.
Những người không nên lưu giữ máu cuống rốn
Cũng theo ông Quế, những người có nhu cầu lưu trữ máu cuống rốn cho con phải đăng ký, kiểm tra xem có mắc một số bệnh di truyền, nhiễm virus,... hay không, vì nếu người mẹ mắc các bệnh đó thì không thể lưu trữ. Bệnh viện phải điều tra và làm 1 số xét nghiệm của người mẹ, nếu đủ điều kiện thì mới đăng ký và nộp chi phí ban đầu.
Sau đó, khi sản phụ chuẩn bị sinh sẽ có người hướng dẫn và thực hiện lấy máu cuống rốn. Khi tách em bé ra khỏi bánh rau thì có 2 phương pháp lấy máu cuống rốn, thứ nhất là máu được lấy luôn từ dây rốn khi bánh nhau chưa xổ ra khỏi tử cung. Hoặc là sau khi xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh nhau lên và lấy máu. Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông và không còn tác dụng nữa.
Ông Quế cho biết thêm: “Sau khi lấy máu cuống rốn thì phải xử lý, làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố. Nếu bị bệnh này sẽ phải hủy mẫu máu đó”.
Tuy chi phí có vẻ đắt đỏ và phải trải qua nhiều quy trình như vậy, nhưng phương pháp này có thể giúp điều trị trên 70 loại bệnh khác nhau như ung thư máu, thiếu máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa,... Ngoài ra, tế bào gốc máu dây rốn còn đang được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác như: tim mạch, đột quỵ, bại não,... Đó là lý do mà rất nhiều cặp bố mẹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.