Giúp bé phát triển trí não với... đá viên

20/06/2024 15:07
Để phát triển trí não và tư duy độc lập cho trẻ, bố mẹ có thể hướng dẫn và cùng làm một vài “thí nghiệm” để con tự khám phá thế giới.

Ở độ tuổi 4 đến 5, trẻ bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh rõ ràng hơn và suy nghĩ độc lập đang trên đà phát triển rất nhanh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bố mẹ cho bé thí nghiệm khoa học với các viên đá lấy từ tủ lạnh, bé vừa được chơi lại vừa hiểu được những kiến thức khoa học đơn giản. Quan trọng hơn, bé sẽ tự rút ra được các kết luận sau các “thí nghiệm” đó! Hãy nhớ là bố mẹ chỉ được “chơi cùng” bé, không “làm hộ” bé các việc mà bé có thể làm trong những thí nghiệm khoa học đầu đời này!
Những viên đá lạnh là "giáo cụ" rất tốt trong nhiều trò chơi của bé
Để bắt đầu, hãy cho bé một cái bát to đựng đầy các viên đá lấy từ tủ lạnh, để bé làm quen với chúng. Các bé có thể lấy thìa quấy bát đá viên, đổ ra đổ vào, xúc đá, xếp hình, đập đập viên đá hay dùng viên đã vẽ lên các bề mặt khác. Hãy để bé tự do làm điều mình thích, sau đó đặt câu hỏi cho bé: “Điều gì làm cho những viên đá này tan thành nước thế nhỉ?”.
Dưới đây là 3 trò chơi thí nghiệm dễ thực hiện với đá viên mà bạn có thể thực hiện cùng bé
Thí nghiệm 1: Nước nóng làm băng đá tan chảy
Để thực hiện thí nghiệm này, bạn cần chuẩn bị: 1 bát nước lạnh, 1 bát nước nóng (không quá nóng đến mức gây bỏng cho bé), những cục đá viên.
Cách tiến hành thí nghiệm:
Trước hết, bạn hãy để bé “kiểm tra” 2 bát nước bằng tay. Bé có thể học được 2 khái niệm đối lập nóng – lạnh luôn ở bước này. Bước tiếp theo, thả cùng lúc 2 cục đá lạnh vào 2 bát nước và để bé tiếp tục quan sát và sau đó hỏi bé đoán xem cục đá nào sẽ tan nhanh hơn.
Bố mẹ hãy dành thời gian để bé quan sát
Mục đích của thí nghiệm là cùng bé quan sát sự tan chảy của 2 cục đá và thảo luận kết quả với bé, xem bé đoán có đúng không.
Thí nghiệm 2: Mặt trời hay bóng râm?
Bạn cần chuẩn bị: Những viên đá lạnh và một không gian đảm bảo vừa có ánh nắng và bóng râm
Cách tiến hành thí nghiệm:
Trước khi thực hiện thí nghiệm, hãy nói chuyện với bé về việc làm sao các viên đá lại tan chảy được, và hỏi bé thử đoán xem, đá sẽ tan chảy nhanh hơn ở đâu: Dưới ánh nắng mặt trời hay trong bóng râm? Bước tiếp theo bạn hãy hướng dẫn bé để một viên đá lên bề mặt có ánh nắng chiếu vào và một viên khác bé để trong bóng râm. Sau đó hãy cùng bé quan sát sự tan chảy của 2 viên đá này và ghi lại kết quả với bé.
Với trò chơi này bạn hãy đặt câu hỏi tại sao viên đá nằm dưới ánh nắng mặt trời lại tan chảy nhanh hơn? Bạn cũng có thể để bé thử đứng ra chỗ có nắng, rồi lại đứng vào bóng râm, và hỏi bé có cảm thấy điều khác biệt không?
Bạn hãy hỏi bé tại sao viên đá nằm dưới ánh nắng mặt trời lại tan chảy nhanh hơn?
Thí nghiệm 3: Nhiều đá, ít đá
Bạn cần chuẩn bị: 2 cái bát, 2 chiếc cốc và các viên đá
Cách tiến hành thí nghiệm:
Trước hết, bạn để vào mỗi chiếc cốc 1 viên đá duy nhất. Ở 1 bát to, bạn cho vào 2-3 viên đá và bát to còn lại, bạn cho nhiều đá hơn, khoảng 10-15 viên. Sau đó bạn hãy để bé đặt 2 cái cốc đựng 2 viên đá vào giữa 2 bát đá, sao cho các viên đá bao quanh cốc. Ở thí nghiệm này, chủ đề thảo luận sẽ xoay quanh việc đoán viên đá trong cốc nào sẽ tan nhanh hơn? Cốc ở bát có ít đá, hay là cốc ở bát có nhiều đá hơn?
Ở các thí nghiệm này, nguyên tắc cần tuân thủ là bạn hãy dành thời gian cùng bé quan sát cho tới khi có kết quả và thảo luận kết quả cùng bé. Lưu ý, hãy để bé tự quyết định, không áp đặt ý kiến cá nhân của bạn cho bé.
Các thí nghiệm đơn giản nhưng sẽ giúp bé phát triển tư duy độc lập
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bé 3-5 tuổi sẽ không sáng tạo và lười suy nghĩ nếu lúc nào người lớn cũng “ra lệnh” cho bé phải làm gì. Quá nhiều những áp đặt kiểu “cái này thế này, cái kia thế kia” sẽ hạn chế bé tự mày mò tìm ra câu trả lời. Bé sẽ mặc định rằng người lớn sẽ nói cho bé biết hết mọi điều, bé không cần tự khám phá nữa. Vì vậy, khi bé có được cơ hội để “thí nghiệm”, người lớn hãy tránh giảng giải quá nhiều về những điều đối với người lớn là đơn giản. Hãy để bé có thời gian để tự tìm hiểu thế giới và tự đặt câu hỏi.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.