Giúp bé làm quen với việc đọc sách từ 6 tháng tuổi

20/06/2024 15:22
Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ thì thời điểm lý tưởng nhất để bé tiếp xúc với sách là lúc 6 tháng tuổi.

Không thể phủ nhận lợi ích lớn từ việc đọc sách đối với trẻ, đọc sách cho trẻ là phương thức tốt nhất để hình thành và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ cho bé, góp phần giúp bé khám phá thế giới. Bên cạnh đó, khoảng thời gian mỗi ngày dành để đọc sách cho bé cũng sẽ tăng cường sự gắn kết hơn giữa bố mẹ và bé. Tuy nhiên, làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận với sách, bắt đầu vào lúc nào và bắt đầu như thế nào là điều mà nhiều phụ huynh lúng túng.
Nên bắt đầu đọc sách cho bé vào thời điểm nào?
Có nhiều ý kiến xung quanh thời điểm thích hợp đọc sách cho bé, thậm chí còn có gợi ý nên đọc sách từ lúc mới lọt lòng, tuy nhiên theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ thì thời điểm lý tưởng nhất để bé tiếp xúc với sách là lúc 6 tháng tuổi. Đây là khoảng thời gian bé đã qua thời kỳ sơ sinh, đã quen với giọng nói của bố mẹ và bắt đầu thích thú với những hình ảnh ngộ nghĩnh trong các cuốn sách.

6 tháng tuổi bé bắt đầu thấy thích thú với những hình ảnh ngộ nghĩnh trong sách
Chọn sách gì phù hợp để bắt đầu cho bé?
Thị trường sách cho bé hiện nay rất phong phú và đa dạng, nhưng để chọn được loại sách phù hợp cho bé làm quen đòi hỏi bố mẹ phải có sự nhạy cảm cần thiết, bởi có khi những cuốn sách với hình thức không phù hợp sẽ là mối nguy hại cho bé. Vì vậy về hình thức, một cuốn sách vải là gợi ý tốt, tuy nhiên nếu không có điều kiện mua sách vải bạn nên chọn những cuốn sách giấy dày, bìa cứng và góc bo tròn, để tránh bé bị đứt tay. Về nội dung, bố mẹ nên chọn những cuốn sách với độ dài của câu chuyện vừa phải, lúc đầu chỉ nên ngắn vì lúc này bé chưa đủ kiên nhẫn để nghe những câu chuyện dài.
Một số gợi ý để bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chọn sách cho bé bắt đầu:
Sách vải: Đây là loại sách được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được nhiều phụ huynh lựa chọn là loại sách đầu tiên dành cho bé. Ưu điểm của sách vải là bé khó xé rách, có thể giặt để đảm bảo vệ sinh cho bé. Bên cạnh đó, một số cuốn sách vải còn được thiết kế kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhằm kích thích các giác quan của bé khi tiếp xúc. Tuy nhiên nhược điểm của loại sách này là khá đắt và hiện trên thị trường Việt Nam nguồn sách vải chủ yếu là nhập khẩu, được bán nhỏ lẻ tại 1 số cửa hàng bán đồ trẻ em. Vì vậy nếu khéo tay, bạn có thể tự làm sách vải cho bé (hoặc bạn có thể lên ý tưởng và đặt những người có khả năng thêu thùa, may vá thực hiện).
Ngoại trừ giá thành khá đắt, sách vải là sự khởi đầu hoàn hảo dành cho bé
Sách bìa cứng, bo trang: Loại sách này chủ yếu giới thiệu cho bé những hình ảnh về thế giới xung quanh, dày, có bo trang nên có thể hạn chế đứt tay cho bé.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể mua những cuốn sách có nội dung ngắn gọn, nhiều màu sắc như bộ truyện của nhà xuất bản Văn học gồm 16 cuốn "chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ" hay bộ truyện song ngữ "Truyện ngụ ngôn kể trong 5 phút" của nhà xuất bản Thông tin. Tuy loại sách này không được bo trang nhưng nội dung ngắn gọn, hình ảnh sống động phù hợp với bé ở giai đoạn này. Nhược điểm của loại sách này là rất dễ bị làm rách do bé chưa đủ nhận thức về việc giữ gìn.
Sách cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo yếu tố an toàn, ngắn gọn và sinh động
Cho bé làm quen với sách như thế nào?
Bạn nên bắt đầu bằng việc giới thiệu những hình ảnh trong sách, nói chuyện với bé về cuốn sách trước, ví dụ như đây là bạn khỉ con, bạn dê con này con, bạn ấy đang làm gì nhỉ...
Bé rất hiếu động và chưa biết "sách" để làm gì cho nên với bé mọi đồ vật đều là đồ chơi, bố mẹ sẽ rất khó khăn để bé ngồi yên nghe sách. Lúc đầu bé sẽ vò, xé sách, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn một cuốn băng keo trong nếu bé xé thì dán lại. Khi bé xé sách bố mẹ hãy nói với bé về những tình huống cụ thể ví dụ: sao con lại làm đứt tay bạn khỉ vậy? Ôi ngôi nhà bị con làm sập rồi, và khi dán bạn cũng hãy vừa nói với bé, con thấy không bạn khỉ bị thương, mẹ băng bó lại và không còn lành lặn như trước nữa... Lặp đi lặp lại như vậy bé sẽ hình thành nên ý thức về thế giới trong cuốn sách.
Sau khi bé đã quen với sách thì bố mẹ bắt đầu đọc nội dung sách, với ngôn ngữ diễn cảm và có phân vai cho từng nhân vật, bố mẹ có thể thêm vào những tình tiết cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.