Giải pháp để mẹ không bao giờ canh cánh nỗi lo con lười ăn

15/07/2024 14:28
Khi đã no, bé sẽ phát tín hiệu là ngậm miệng, đẩy chén ra, kêu la, nhả thức ăn... Khi đó nên lau miệng bé, không ép ăn nữa.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, để giúp trẻ có "thiện cảm" với việc ăn uống, cha mẹ nên là người chăm sóc thông thái. Tuyệt đối không nên dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng con. Lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn hành vi ăn uống, trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đối hay gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.
Hiện nay rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn, sợ thức ăn, đến bữa là chạy trốn hoặc ăn uống thiên lệch như chỉ ăn cơm với nước tương, không ăn được thịt cá, không chịu uống sữa hoặc ăn rau... Tình trạng này dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng khiến cha mẹ lo lắng, hoang mang. Hơn nữa việc điều trị chứng biếng ăn cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Để t ập trẻ có thói quen ăn uống tốt và phòng ngừa biếng ăn, người chăm sóc nên:
1. Tập cho bé ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm từ giai đoạn ăn dặm (6 tháng tuổi). Lúc này vị giác chưa phát triển, trẻ dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau. Trẻ sẽ có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn khi chúng lớn lên.
2. Không bao giờ cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cây hoặc nhét vào quả chuối để "đánh lừa". Như thế sẽ làm bé sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.
3. Không cần thiết phải bắt trẻ tuân thủ quá kỹ từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục ml sữa mà hãy thoải mái hơn. Có lúc trẻ sẽ ăn ít hơn một chút rồi sau đó sẽ ăn bù, cha mẹ chỉ cần nhớ:
- Tổng số lượng thức ăn trong ngày quan trọng hơn lượng thực phẩm mỗi bữa.
- Có ngày bé ăn ít hơn một chút cũng là bình thường. Trong khoa học ăn uống, sự thường xuyên lặp lại quan trọng hơn là từng ngày riêng biệt.
- Điều quan trọng nhất là theo dõi tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ. Nếu bé lên cân đều phù hợp với độ tuổi chứng tỏ là bé ăn đủ. Những vấn đề khác không đáng lo.
4. Làm cho trẻ thích thú b ằng các câu chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, màu sắc xanh đỏ bắt mắt của rau, củ, cà rốt. Thức ăn có mùi vị hấp dẫn và thay đổi theo thức ăn của gia đình giúp bé thích ăn hơn.
5. Đừng quá cứng nhắc, khuôn khổ như ép bé phải ngồi vào ghế ăn, khăn yếm quá chỉnh tề. Hãy cho trẻ ngồi thoải mái nơi ưa thích. Để trẻ tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo, dần dần bé sẽ khéo léo hơn. Nhiều khi bé thích bốc thức ăn, như vậy thú vị hơn ngồi chờ mẹ đút. Chén dĩa, ly tách, muỗng có hình ảnh ngộ nghĩnh làm cho bữa ăn của bé thật sự là một cuộc vui. Tuổi này bé không những chỉ ăn mà còn khám phá cả thế giới. Đôi khi một bạn hàng xóm sang nhà ăn chung thì cuộc đua lại càng háo hức.
6. Lớn lên một chút, trẻ còn thích được hỏi muốn ăn gì? Cá, thịt hay trứng? Rau xanh hay bí đỏ, bí xanh? Thích ăn chiên hay luộc? Thích ăn trái cây gì? Cha mẹ có thể cho bé chọn mua thức ăn cùng và phụ nhặt rau, rửa trái cây... Chắc chắn các món ăn có sự tham gia của trẻ sẽ làm chúng cảm thấy ngon hơn.
7. Không dùng thức ăn vào các mục đích khác như trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn hành vi ăn uống. Về sau, trẻ dễ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để phản đối hay gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.
8. Không cho trẻ ăn quà vặt trong vòng 1,5 đến 2 giờ trước bữa chính vì sẽ làm bé ngang dạ khi vào bữa.
9. Có những giai đoạn trẻ ham thích và ăn liên tục một loại thực phẩm nào đó như trứng, cá, chuối hay nho trong cả ngày hoặc nhiều ngày. Hãy để các em ăn thỏa thích. Bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài ngày hoặc vài tuần. Điều quan trọng là cha mẹ đừng quá lo lắng.
10. Có những thời kỳ trẻ biếng ăn sinh lý. Giai đoạn này thường trùng lặp với thời gian trẻ học thêm các kỹ năng mới như biết ngồi, tập đi, học nói... Các thời điểm biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ từ 7-9 tháng tuổi, 2 -3 tuổi, 5-6 tuổi...Trong vài tuần, trẻ ăn ít hơn nhưng vẫn chơi vui vẻ, đó là vì bé bận lo học nên quên ăn. Cha mẹ đừng lo lắng mà ép ăn sẽ khiến bé rơi vào tình trạng biếng ăn thực sự.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.