Dạy con những việc này, trẻ sẽ "vào nếp" ngay buổi học đầu tiên khi lên lớp 1

27/08/2024 15:15
Chuyển đổi từ mẫu giáo lên lớp 1 sẽ khiến cả mẹ và bé gặp nhiều khó khăn vì những thay đổi thói quen, chương trình học tập...

Lên lớp 1 là cột mốc quan trọng trên con đường học hành của trẻ. Từ việc phải thức dậy đúng giờ đến sắp xếp thời gian như thế nào cho hợp lý, bé sẽ tôi luyện được rất nhiều kỹ năng trong năm tháng cắp sách đến trường, qua đó mà trưởng thành hơn.
Để được như vậy, bố mẹ cần bên cạnh bé, động viên và khích lệ để bé có thể phát triển tốt nhất. Những việc sau đây sẽ giúp bố mẹ làm điều đó.
1. Tập cho trẻ thức dậy sớm
Một ngày học điển hình bắt đầu lúc 7 giờ sáng và kéo dài đến buổi trưa. Khác với lớp mẫu giáo, bé có thể đến trường lúc nào cũng được thì khi vào lớp 1, bé sẽ cần phải dậy sớm để đi học đúng giờ.
Gợi ý: Mẹ nên tập cho con thói quen dậy sớm từ khoảng một tuần trước khi bắt đầu vào lớp 1 hoặc sớm hơn nữa thì càng tốt. Nhờ đó, việc thức dậy sớm sẽ dần trở thành thói quen, không cần thúc ép.
2. Tạo lập các thói quen khoa học
Tạo thói quen là một khía cạnh cực kì quan trọng ở cấp tiểu học. Ngoài việc tập trung học theo thời khóa biểu ở trường thì việc sắp xếp một lịch trình sau giờ học sẽ giúp bé hoàn thành các bài tập của mình đúng hẹn.
Gợi ý: Theo lời các chuyên gia tâm lý học thì các mẹ có thể lên một lịch cố định để bé tập vẽ, đọc sách hoặc học đàn,… bất cứ việc gì mà bé cần ngồi một chỗ để tập trung. Theo thời gian, thay đổi những hoạt động đơn giản đó bằng các việc công phu hơn. Mấu chốt là giúp bé hiểu được rằng giờ học không phải là cái gì đó quá đau khổ, khó nhọc, mà là việc mỗi học sinh cần có.
3. Để bé tự chuẩn bị cặp sách
Trong cặp sách của trẻ chỉ nên chứa đựng những thứ cần thiết thôi, bởi vì khi trẻ mang quá nhiều thứ trên lưng, việc đi lại đã cực nhọc rồi mà sau này còn ảnh hưởng đến tư thế, dáng người và cột sống của trẻ.
Gợi ý: Ở nhà, mẹ nên để bé tự sửa soạn sách vở, để bé tự suy nghĩ xem bé sẽ cần gì ở lớp vào ngày mai. Một số câu hỏi gợi mở cho bé như là: Hôm nay con học môn gì? Con đã bỏ hộp bút vào chưa? Quan trọng là bé học được phép tự lập, tự lo cho bản thân mình.
4. Trau dồi kỹ năng nghe
Lên lớp một thì không còn giống lớp mẫu giáo nữa, bởi vì tỉ lệ cô - trò sẽ là 1 cô phụ trách 30 - 40 học sinh. Với quy mô lớp lớn như thế, bé sẽ cần phải biết cách lắng nghe cẩn thận để nắm vững được bài học.
Gợi ý: Một cách để khuyến khích trẻ lắng nghe là khi hướng dẫn trẻ làm một việc gì đó, bố mẹ và cô giáo không nên lặp lại nhiều hơn hai lần. Dần dần, bé sẽ hiểu rằng nếu không lắng nghe, trẻ sẽ không làm theo được.
5. Luyện các kỹ năng xã hội tốt
Ngôi trường tiểu học cho bé cơ hội kết bạn mới, những tình bạn có thể kéo dài suốt đời. Không những thế, nếu bé có bạn bè tốt, có thể tin tưởng, bé còn có thêm được nhiều kỷ niệm đẹp của tuổi học trò và hình thành nhân cách tốt hơn.
Gợi ý: Bố mẹ cần làm mẫu cách đối nhân xử thế, cách giao thiệp bạn bè, cách cư xử với mọi người. Và cũng nên nắm được khả năng và cách bé làm việc nhóm, cách bé đọc được ý tứ qua nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, hình dáng và giọng nói của những người xung quanh, nhằm giúp bé mài dũa kỹ năng giao tiếp sắc bén. Bởi vì chính giao tiếp tốt mới là nền tảng của một mối quan hệ bền vững.
6. Dạy con tính trung thực
Trong thời gian tới, khi các bài tập bắt đầu chất đống, sẽ có lúc con nói dối rằng con làm xong hết rồi, hoặc là hôm nay con không có bài tập về nhà, bởi vì con sợ là mình không thể làm hết hoặc là không biết cách giải.
Gợi ý: Đừng phạt vì tội lừa dối, vì hình phạt chỉ khiến con bịa ra một lời nói dối to hơn để không bị bố mẹ mắng trong những lần sau. Quan trọng là bạn nên nói chuyện thẳng thắn về những giá trị trung thực. Một khi con cảm thấy bố mẹ sẵn sàng lắng nghe, chăm sóc và cùng con tìm ra giải pháp, thì con sẽ luôn sẵn lòng tin tưởng để chia sẻ mọi khúc mắc với bố mẹ.
7. Dạy con cách làm việc nhóm
Lên lớp 1 cũng là lúc con sẽ có dịp phải làm việc theo nhóm và tất nhiên sẽ có lúc con bạn thấy ghét cái tôi của một người chung đội. Nên nếu học được cách làm việc nhóm càng sớm thì công việc nhóm đó sẽ càng dễ dàng.
Gợi ý: Theo các chuyên gia tâm lý học, phụ huynh nên duy trì các kênh truyền thông mở. Bé càng cởi mở với bố mẹ thì càng biết cách thể hiện bản thân. Mà việc thể hiện ý nghĩ trong lòng rất quan trọng trong làm việc nhóm bởi vì nó đòi hỏi sự mạnh dạn. Bố mẹ cũng đừng quên nhắc con rằng khi đội mình không thể hoà hợp thì không có gì phải lo lắng, con hãy nói với cô giáo để giải quyết.
8. Luôn cập nhật tình hình ở trường
Chương trình học của con có thể thay đổi bất kì lúc nào, bố mẹ cần phải biết những thay đổi này để giúp bé thích ứng với bất kỳ thay đổi nào.
Gợi ý: Khi có chút thời gian, bố mẹ hãy truy cập vào chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục để nắm bắt tốt các môn học được đề cập đến ở bậc Tiểu học. Ngoài ra, bạn nên cố gắng tham dự các buổi họp phụ huynh tại trường, thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để có thể theo kịp tình hình hiện tại và các sự kiện sắp tới.
9. Dành một buổi tập dượt
Lần đầu tiên dù có làm gì thì chắc chắn cũng sẽ là một trải nghiệm đầy lo lắng và run sợ. Tập duyệt trước ngày chính thức vào lớp 1 sẽ là cơ hội để cho bé biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào.
Gợi ý: Dành một ngày mà mọi người trong nhà cùng thức dậy sớm theo giờ vào lớp của trẻ, rồi mẹ sẽ đưa bé đến trường. Trên đường đi, mẹ sẽ nhắc bé các dấu hiệu hai bên đường để ghi nhớ, sau này nếu bé tự đi học sẽ không bị lạc.
Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).
Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.