Chữa bệnh "làm Osin cho con"

08/07/2024 16:16
Yêu thương con là một loại tình cảm tự nhiên, đặc biệt trời phú cho các bậc cha mẹ, đồng thời nó cũng là một “nghệ thuật”. Cha mẹ cần “học cách yêu thương” để giúp trẻ giúp trẻ thành công trong cuộc sống!

Giống như y học, không thể sinh ra đã là bác sĩ, cũng như giáo dục không thể sinh ra đã là nhà giáo mà cần phải một quá trình học tập, khổ luyện thì mới trở thành bác sĩ, giáo viên giỏi được. Mỗi người cha, người mẹ cũng cần phải học tập và nỗ lực hết mình mới hiểu được chân lí và thể hiện đúng nghĩa tình cảm yêu thương con mình.
Thời nay, do các gia đình có ít con, mỗi gia đình thường chỉ có một - hai bé nên nhiều người lớn đã rất “tự nguyện” và “hạnh phúc” khi làm "Osin" cho trẻ. Người ta còn gọi đó là “Căn bệnh 421, 621”, đó là trong một gia đình có từ bốn đến sáu người lớn cùng yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, bao bọc, ôm ấp và “Osin” cho một đứa trẻ.
Chúng ta đã nhiều lần chứng kiến cảnh tượng: một người đẩy xe, một người đi bên cạnh múa hát, làm trò, một người cầm thìa thức ăn xúc cho đứa trẻ ăn. Hay ở một cửa hàng ăn nhanh, một đứa bé cầm cả chiếc đùi gà, miếng thịt rán để gặm, còn ông bà, bố mẹ chúng thì đứng nhìn, hay chỉ ăn qua quýt cái gì đó, thậm chí là đồ thừa của trẻ.
Hay đơn giản, các bạn cứ đến trước của trường tiểu học, mẫu giáo vào mỗi buổi sáng hay chiều lúc các bậc cha mẹ đưa đón con sẽ thấy, hầu hết các bậc cha mẹ đều vào tận cửa trường, cửa lớp xách ba lô, xách cặp sách cho con mặc dù nhiều bé có thể tự làm được. Khi trẻ đi học về đến nhà, nhiều bố mẹ, ông bà vội hỏi ngay trẻ cần ăn gì, uống gì và tự nguyện làm “Osin” đưa đến “tận miệng” cho trẻ.
Tôi có đứa cháu, suốt 3 năm đầu ở tiểu học, ngày nào mẹ cháu cũng mang cặp vào tận lớp cho cháu, học đến lớp ba mẹ cháu vẫn xúc cơm cho con ăn rồi lúc nào cũng phàn nàn rằng con lười ăn. Rất may, gần cuối năm cháu học lớp ba đó có dịp mẹ cháu phải về nhà ngoại một tuần nên gửi con cho tôi. Bằng cách khích lệ, động viên cháu mà sau đó, cháu đã tự xúc ăn được một cách ngon lành; cũng từ đó cháu tự xách cặp vào lớp học.
Con tôi, tôi cho tự lập từ rất sớm. Hơn một tuổi, tôi tập cho con cầm thìa xúc cơm, mỗi lần dọn cơm ra, tôi nói: “Cả nhà cùng ăn nhé, nếu con tự xúc cơm ăn thì mẹ cũng được ăn cùng cả nhà, mẹ đói lắm rồi”. Tôi khích lệ con, khen con, mới đầu thức ăn đổ ra rất nhiều, nhưng không sao, dần dần bé sẽ tự điều chỉnh, sẽ làm tốt. Ba tuổi cháu đã biết tự cầm đũa ăn cơm. Các con tôi từ nhỏ đã luôn quan tâm đến bố mẹ, lo mẹ mệt, lo mẹ giận,… mỗi lần các cháu đi học về, câu đầu tiên bao giờ cũng là: “Mẹ ơi, mẹ có việc gì để con giúp mẹ?”. Mỗi lần chúng tôi đi làm về các cháu hỏi: “Bố/mẹ có uống gì không, con lấy cho?”, nếu tôi trả lời: “Không, con ạ” thì bao giờ các cháu cũng nài nỉ cho đến khi tôi chọn uống một loại nước gì đó, con mới thấy vui. Khi tôi đi làm về đến cửa bao giờ các cháu cũng chạy ra đón và xách đồ đạc vào (nếu có). Tôi nhớ kỉ niệm là một lần, khi đó con trai tôi học lớp 9, con gái học lớp 3, cả nhà đi siêu thị về, cậu anh bảo với cô em gái là: “Mẹ đi tay không, hai anh em mình chia nhau xách đồ hết nhé", hay khi chuẩn bị lên xe buýt con trai tôi nói: “Em người nhỏ, nếu lên xe trước tìm được chỗ ngồi thì khi mẹ lên nhường cho mẹ nhé”. Đặc biệt là cô con gái nhà tôi, cháu hay quan tâm nét mặt của mẹ, thấy mẹ không nói gì, hay nét mặt mẹ hơi khác là cháu hỏi ngay: “Mẹ ơi, mẹ mệt à?”. Khi cháu 5 tuổi, một hôm đi học mẫu giáo về, gặp tôi cháu khóc rưng rức: “Mẹ ơi, mẹ không được già nhé”, tôi không hiểu nguyên nhân gì và phải dỗ dành mãi, chắc là hôm đó cháu được nghe cô giáo kể chuyện về một người mẹ khi về già bị làm sao đó.
Thế mà hiện nay thì có hiện tượng ngược, khi con/cháu đi học về, ông bà bố mẹ chạy ra đỡ cặp cho con/cháu, hỏi con/cháu ăn gì, uống gì, nào là “sữa nhé”, “trứng nhé”, “nước cam nhé”,… mang từng thứ ra để nài nỉ trẻ và hầu như các trẻ này chỉ biết "hưởng thụ” không biết quan tâm tới ông bà, bố mẹ.
Cần phải nhớ rằng, trẻ con cũng rất yêu thương bố mẹ và muốn thể hiện tình cảm đó, vấn đề là các bố mẹ cần phải “tạo môi trường”, “tạo sân chơi” và sẵn sàng đón nhận sự thể hiện tình cảm đó từ trẻ, cho trẻ thể hiện càng sớm, càng tốt, nếu bỏ qua giai đoạn vàng này sẽ dẫn đến trẻ ỉ lại, ích kỉ.
Thực ra trẻ nhỏ rất thích thể hiện, nếu cha mẹ biết khích lệ, biết yêu thương con, biết đón nhận yêu thương từ con thì trẻ sẽ tự lập sớm và tự tin hơn, trẻ sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình, quan tâm người khác hơn.
Nếu các bậc cha mẹ yêu thương con một cách mù quáng, làm thay hết việc của trẻ, coi mẹ như là “cái nồi cơm điện”, “cái máy giặt”, là “nô lệ” của trẻ thì trẻ càng ỷ lại, càng thiếu tự lập, lớn lên vẫn tiếp tục “ăn bám bố mẹ”, và có thể trở thành người “ăn bám” suốt đời. Thực tế ở Việt Nam đã có những ông bà khi đã lớn tuổi vẫn phải làm “Osin” cho cả con trai, con dâu, cháu nội, phải chu cấp cả về tiền bạc lẫn công sức, thời gian cho con, cháu.
Yêu thương con trong điều kiện kinh tế khá giả, các bậc cha mẹ cần phải tỉnh táo, sáng suốt và can đảm hơn. Cha mẹ cần “học cách yêu thương” trẻ, “học lười” để “tạo cơ hội cho con trẻ yêu thương”, chữa “căn bệnh osin” càng sớm càng tốt, điều đó sẽ đưa lại lợi ích suốt đời cho trẻ, giúp trẻ thành công trong cuộc sống!


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.