Biết điều này rồi chắc chắn chẳng ai dại mà tắm cho bé ngay sau khi tiêm chủng về

17/07/2024 11:20
Sau khi đi tiêm về, nếu tắm ngay có thể gây ảnh hưởng sức khỏe còn non nớt của bé.

Tình huống 1. Không tắm cho trẻ sau khi vừa tiêm chủng dự phòng
Việc tiêm ngừa các bệnh cần thiết cho trẻ là vấn đề nên làm và đáng được quan tâm. Tuy nhiên, sau khi tiêm ngừa, bố mẹ cũng không được lơ là để tránh phạm những lỗi không đáng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ, trong đó bao gồm cả việc đơn giản là tắm rửa.
Sau tiêm phòng, trên da của trẻ tạm thời vẫn sẽ còn lưu lại lỗ kim tiêm mà mắt thường khó nhìn thấy, lúc này nếu bạn lập tức cho trẻ tắm rửa sẽ dễ khiến các chất bẩn mang theo vi khuẩn từ lỗ kim vào bên trong cơ thể.
Vì vậy, tốt nhất là bạn có thể dùng khăn nhúng vào nước sạch rồi vắt tương đối khô và lau người cho trẻ.
Tình huống 2. Không tắm cho trẻ trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy nặng
Khi trẻ đang mắc các bệnh về tiêu hóa, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì tốt nhất bố mẹ tạm thời không tắm cho trẻ. Bởi vì khi tắm, bạn sẽ phải di chuyển bé nhiều, điều này khiến cho bé có thể nặng thêm.
6 tình huống không nên tắm cho trẻ và nguyên tắc cơ bản bố mẹ cần nắm vững
Tình huống 3: Không tắm cho trẻ trong vòng 48 giờ khi trẻ đang phát sốt hoặc vừa hạ sốt
Trong quá trình tắm, các lỗ chân lông trên da trẻ sẽ giãn nở, tuy cũng có hiệu quả giảm thân nhiệt mang tính vật lý nhưng do lúc đang nhiễm bệnh có triệu chứng sốt thì sức đề kháng vốn còn yếu ớt của trẻ càng kém đi. Nếu tắm cho trẻ khi đang sốt còn mang khí lạnh xâm nhập vào lỗ chân lông, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Do đó, trong vòng 48 giờ trước và sau khi trẻ phát sốt, bạn không nên tắm cho trẻ, để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Tình huống 4. Không tắm cho trẻ khi da bị tổn thương
Khi trẻ gặp các vấn đề tổn thương da, chẳng hạn bị nổi mụn nước, bị bỏng, bị trầy xước hay thậm chí là vừa bị chảy máu trên da… thì bố mẹ nên tạm thời dừng việc tắm rửa cho trẻ.
Tình huống 5. Không tắm cho trẻ ngay sau khi vừa bú sữa
Khi trẻ vừa bú no, nếu bạn lập tức tắm ngay sẽ khiến huyết dịch lưu thông về mạch máu biểu bì nơi đang bị giãn nở do kích thích của nước nóng, khi đó máu cung cấp cho khoang bụng sẽ tương đối giảm xuống gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa ở trẻ. Thêm vào đó, sau khi bú no, dạ dày của trẻ đang trong trạng thái căng phồng nên nếu tắm sẽ dễ gây ra nôn mửa. Bố mẹ chỉ nên tắm sau khi trẻ bú được 1 - 2 tiếng đồng hồ.
6 tình huống không nên tắm cho trẻ và nguyên tắc cơ bản bố mẹ cần nắm vững
Tình huống 6. Cực kỳ thận trọng khi tắm cho bé có thể trọng thấp
Tình trạng này bạn vẫn có thể tắm cho bé nhưng phải rất thận trọng để tránh gây ảnh hưởng xấu không đáng có.
Trẻ có thể trọng thấp thường là chỉ những bé khi sinh ra chỉ nặng dưới 2.5kg, phần nhiều có thể do sinh non, lúc này cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh, khả năng sống thấp hơn các bé khác, mỡ dưới da mỏng và chức năng điều tiết thân nhiệt cũng kém, dễ bị dao động và ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ môi trường.
Vì vậy, bố mẹ nên cân nhắc rồi mới quyết định xem có tắm cho bé ở giai đoạn này hay không, nếu cần tắm thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn để được chỉ dẫn cụ thể.
Tắm cho trẻ để cơ thể khỏe mạnh như thế nào?
Rốn
Đây là bộ phận rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Khi tắm cho trẻ, nếu bạn dùng lực quá mạnh hoặc cọ rửa quá nhiều sẽ khiến các nội tạng bên trong bị kích thích dẫn đến khó chịu.
Với rốn của trẻ, không nhất thiết phải cọ rửa mỗi ngày. Bạn cũng không nên dùng sức nhiều khi tắm cho trẻ. Nếu có vết bẩn bám trong rốn, bạn có thể dùng dầu oliu để làm “mềm hóa” rồi dùng bông y tế nhẹ nhàng lau sạch.
6 tình huống không nên tắm cho trẻ và nguyên tắc cơ bản bố mẹ cần nắm vững
Tai
Người lớn thường sợ tai của trẻ bám nhiều chất bẩn sẽ ảnh hưởng thính lực nên thường đặc biệt làm sạch bên trong tai trẻ, nhất là việc “lấy ráy tai”. Cách làm này đối với trẻ nhỏ hoàn toàn không có lợi.
Do ráy tai ở trẻ chỉ rất ít nên sẽ không ảnh hưởng thính lực mà còn có tác dụng bảo vệ lỗ tai. Nếu bạn lấy ráy tai trong lúc tắm cho trẻ quá nhiều lần có thể khiến trẻ mắc chứng “nghiện lấy ráy tai”, thậm chí còn làm tổn thương ống tai, gây cảm nhiễm, dẫn đến viêm tai giữa. Ngoài ra, khi dùng nước làm sạch tai trẻ, bạn cũng nên chú ý thao tác cẩn thận để tránh nước vào trong tai.
Vùng kín
Một số chất tiết ra ở vùng kín bé gái sẽ giống như lớp màng bảo vệ tự nhiên, nếu mẹ tắm và cọ rửa quá nhiều ngược lại còn bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Không những thế, kích thích vùng kín nhiều lần và lâu ngày còn dễ khiến trẻ dậy thì sớm.
Cách làm đúng là dùng nước sạch rửa nhẹ nhàng là được, cũng không cần sử dụng xà phòng, chỉ thỉnh thoảng dùng dung dịch tắm chuyên dụng cho trẻ thôi.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.