Bản đồ tư duy - Khai thác tối đa tiềm năng bộ não của trẻ

26/06/2024 15:41
Không chỉ nuôi con khỏe, con ngoan, mẹ hãy trở thành "Bà mẹ thông thái" để dạy con thông minh bằng Bản đồ tư duy nữa nhé!

Không chỉ dành nhiều công sức, thời gian để tìm kiếm những cách chăm con thật khéo, những thực phẩm tốt cho bé cũng như cách phòng tránh bệnh tật, ốm đau... Những bà mẹ hiện đại ngày nay còn quan tâm rất nhiều đến những phương pháp dạy con thông minh, sao cho bé lớn lên được cung cấp tri thức một cách toàn diện nhất.
Dạy con thông minh ở đây cũng không có nghĩa là mẹ sẽ "nhồi nhét" những kiến thức khô khan vào đầu con, mà là cách mẹ khai phá những tiềm năng của bé, cũng như hướng dẫn cho bé sử dụng những công cụ giúp khai thác tối đa tiềm năng của bộ não - như Bản đồ tư duy chẳng hạn.
Vậy bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy (Mind map) là phương pháp tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, khai thác cả hai khả năng của não bộ là ghi nhớ theo trình tự nhất định và liên kết các dữ kiện với nhau. Bằng cách dùng giản đồ ý, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đây là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc trên toàn thế giới.
Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não và phương pháp ghi nhớ. Ông đã xây dựng tên tuổi của mình từ một ý tưởng rất đơn giản mà ông gọi là Mind Maps (bản đồ tư duy).
Bản đồ tư duy - công cụ vạn năng cho bộ não.
Bản đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hàng trăm triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong công việc, trong giáo dục, kinh doanh, lập đề án, dự án,…. Lập bản đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Bản đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề mà lại chi tiết. Nó giúp liên kết các ý tưởng và tạo những kết nối với các ý khác.
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy - là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết và sự liên tưởng.
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép tuần tự theo kiểu thông thường. Với cách ghi chép này:
- Từ khóa bị chìm khuất
- Khó nhớ nội dung
- Lãng phí thời gian
- Không kích thích não sáng tạo
Thế nhưng:
- Bộ não không lưu giữ thông tin theo dòng hoặc cột ngăn nắp.
- Bộ não lưu giữ thông tin tại các tế bào TUA GAI có hình dạng như CÀNH CÂY.
- Não lưu giữ thông tin theo những MÔ THỨC và LIÊN TƯỞNG.
- Bản đồ tư duy (BĐTD) được vẽ trên giấy phẳng nhưng lại BIỂU THỊ HIỆN THỰC ĐA CHIỀU.
Bản đồ tư duy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Đặc biệt, BĐTD là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của trẻ.
Bản đồ tư duy là công cụ ghi chép bài tối ưu, giúp tiết kiệm thời gian vì nó thường sử dụng các từ khóa để diễn đạt các ý. Nó cũng giúp việc ghi nhớ và phát triển nội dung khi tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng (sự hình dung, sự liên tưởng, làm nổi bật sự việc…). Quan trọng hơn, nó kích thích hoạt động của cả hai bán cầu não cùng một lúc, giúp cho việc ghi nhớ, liên tưởng và sáng tạo hiệu quả hơn.
BĐTD được vẽ trên giấy phẳng nhưng lại biểu thị hiện thực đa chiều. Mỗi thông tin truyền đến não đều có thể được biểu thị như một quả cầu làm trung tâm từ đó lan tỏa ra hàng chục, trăm, nghìn, triệu,… móc nối.
Vậy đấy, mẹ đã thấy được lợi ích của Bản đồ tư duy trong việc hỗ trợ việc ghi nhớ, liên tưởng và sáng tạo của bé rồi. Bài tiếp theo, Tiến sĩ Thu Thủy sẽ hướng dẫn mẹ Cách lập bản đồ tư duy và vận dụng như thế nào trên Emdep.vn vào ngày thứ 5 (23/10) nhé! Để "công cuộc" Dạy con thông minh bớt "khô khan", Em đẹp sẽ gửi tới các mẹ một bài viết vô cùng hấp dẫn: Mọi đứa trẻ đều thông minh, sự thật là thế vào ngày mai (22/10), để mẹ có được cái nhìn toàn diện hơn về những khả năng của bé.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.