9 điều quan trọng khi đẻ mổ nhưng không ai dặn mẹ bầu, chị em đọc ngay còn 'dắt túi'

05/08/2024 14:29
Rất nhiều chị em thấy sợ hãi khi mất hoàn toàn cảm giác của cơ thể trong khi nghe thấy tiếng dao kéo loạch xoạch.

Nếu bạn đã lên lịch đẻ mổ, mọi việc sẽ dễ dàng hơn vì bác sĩ đã chuẩn bị tâm lý trước cho mẹ và gia đình. Tuy nhiên, nhiều người từng hi vọng đẻ thường cuối cùng vẫn phải đẻ mổ thì mọi chuyện khác biệt hơn. Hiểu biết về những điều sau đây sẽ không thay đổi cuộc phẫu thuật của bạn, nhưng có thể giúp bạn đỡ bỡ ngỡ.
1. Bạn sẽ mặc quần áo... chỉ để cởi quần áo
Chắc chắn, bạn sẽ khoác lên người một bộ váy thật lớn trước khi đi phẫu thuật. Nhưng khi đưa vào phòng mổ, từ phần cổ của bạn trở xuống sẽ trống trơn và chỉ được che bởi tấm vải hoặc nếu là váy rộng cũng sẽ được kéo lên đến gần cổ để gây tê và khử trùng.
2. Bạn có thể bị giữ chặt
Một số bệnh viện các y tá sẽ giữ chặt cánh tay của bạn và giữ ở xa cơ thể để tránh cho bạn khỏi ngọ nguậy khi sợ hãi hay phấn khích (có thể gây nhiễm trùng cho chính bạn). Nghe có vẻ hơi "ác" nhưng nó giúp bảo vệ bạn và con bạn bằng cách bảo đảm vết thương mở vẫn vô trùng.
đẻ mổ
3. Đội ngũ bác sĩ, y tá có thể nói chuyện phiếm
Bạn có thể sẽ chỉ nghe thấy đội phẫu thuật nói chuyện khi họ cần dụng cụ hay đếm số lượng đồ đã sử dụng. Nhưng bạn cũng có thể nghe về chương trình mới nhất họ đang xem trên TV, bữa tối tuyệt vời hôm qua hoặc chuyến du lịch họ đang lên kế hoạch vào cuối tuần này. Đừng hoảng sợ khi nghe thấy các câu chuyện phiếm. Liệu bác sĩ của bạn có im lặng khi mọi chuyện đang không diễn ra tốt đẹp? Công việc mổ lấy thai họ đều đã làm nhiều lần... và họ đều cảm thấy thoải mái.
4. Nửa kia có thể sợ hãi
Rất nhiều bệnh viện cho phép chồng vào với vợ khi sinh. Hầu hết các bác sĩ sẽ cảnh báo anh ấy tập trung vào khuôn mặt của bạn. Nhưng nếu vô tình nhìn xuống nơi các bác sĩ đang phẫu thuật, họ có thể sẽ bị sợ hãi. Do đó, trong lúc phẫu thuật, đừng ngần ngại nhắc nhở chồng nhìn vào bạn và nắm chặt tay bạn, cùng bạn hít thở để tập trung trở lại vào những gì quan trọng.
5. Phần lớn cơ thể bạn sẽ bị tê liệt
Bạn sẽ được gây tê và không cảm nhận được việc gì từ phần nách hoặc ngực trở xuống. Điều đó thật tuyệt vì bạn sẽ không cảm thấy đau. Nhưng một số bà mẹ nói rằng việc gây tê khiến họ cảm giác hơi sợ hãi khi không còn cảm giác. Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy cố gắng tập trung vào những gì quan trọng: Bạn sắp sinh và sắp gặp được đứa con của mình.
6. Bạn có thể hỏi để được xem ca phẫu thuật
Một tấm màn chắn giữa bạn và em bé khiến bạn không thể nhìn thấy quá trình phẫu thuật đang diễn ra. Nhưng nếu bạn thực sự muốn kiểm tra (và không sợ máu), một số bệnh viện có thể thay vải treo bằng một tấm plastic trong suốt cho phép bạn xem khi em bé được kéo ra.
7. Bạn luôn biết chắc khi nào em bé được lấy ra
Dù bằng cách nào, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy em bé sắp ra ngoài. Nếu bạn đã từng phẫu thuật, bạn đã quen thuộc với cảm giác: Một cú va đập không đau và bạn sẽ cảm thấy khi đứa trẻ được kéo ra và bụng nhẹ hẳn.
8. Nó sẽ kết thúc nhanh hơn bạn tưởng
Toàn bộ quy trình kéo dài khoảng 40 phút, bao gồm thời gian khâu lại. Và điều đó có thể khiến bạn cảm thấy nhanh hơn mong đợi.
9. Bạn có thể không cảm thấy gì khi bé bú sữa lần đầu tiên
Thuốc tê có thể sẽ kéo dài sau khi sinh, vì vậy hãy nhớ rằng có thể có nghĩa là bạn sẽ không thể cảm thấy gì khi em bé bú sữa lần đầu tiên. Đừng lo lắng, điều dưỡng sẽ ở đó để giúp đỡ và bạn sẽ có nhiều thời gian để liên kết với em bé trong thời gian cho bú những tháng tới.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.