4 cách "dễ ợt" để "dụ" bé ngủ một mình trong nôi

11/07/2024 13:43
Các mẹ có thể áp dụng 1 trong 4 cách dưới đây để giúp bé có thể ngủ một mình trong nôi mà không sợ hãi nhé!

Bắt bé ngủ trong nôi có thể là một việc đầy khó khăn, đặc biệt nếu em bé trước đó đã ngủ trên giường cùng mẹ. Dạy bé ngủ một mình có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến và dễ dàng áp dụng được ngay ở dưới đây.
Phương pháp 1: Tạo thói quen mới
Hãy bắt đầu tạo thói quen trước khi bạn chuyển bé đến ngủ trong cũi. Vài tuần trước khi cố gắng đưa bé vào giường cũi của mình, mẹ có thể giới thiệu 1 vài tín hiệu để con biết rằng lúc đó là đến giờ đi ngủ, chứ không quan trọng là ngủ ở đâu. Hãy bắt đầu tạo thói quen một cách nhất quán, đều đặn. Nếu bạn bỏ qua 1 đêm, bé có thể nhận thấy sự xáo trộn ngay.
Cho bé ăn nhẹ: Một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ cũng có tác dụng nhất định. Hãy thử cho bé uống 60ml hoặc 90ml sữa mẹ hay sữa bột trước khi đi ngủ. Đối với em bé trên 6 tháng tuổi, mẹ cũng có thể cho bé uống 15ml hoặc 30ml ngũ cốc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên hãy chú ý không cho bé ăn quá nhiều vì sẽ gây khó chịu cho con.
Tắm cho bé: Các mẹ cũng có thể tạo cho bé thói quen tắm nhẹ trước khi ngủ. Cho bé tắm vài phút bằng nước ấm có thể giúp xoa dịu cơ thể và giúp bé dễ ngủ hơn. Sau khi tắm hãy quấn bé trong một chiếc khăn ấm hoặc chăn để giữ cơ thể bé được ấm và có cảm giác mềm mại.
Đọc một cuốn sách: Chọn một cuốn sách đơn giản dành cho trẻ sơ sinh và đọc bằng một giọng điệu bình tĩnh, nhẹ nhàng. Mặc dù bé ở độ tuổi đó có thể không hiểu những câu chuyện bạn đọc nhưng thói quen này vẫn được cho là việc mà các phụ huynh nên làm. Ngoài ra, cách đọc truyện nhẹ nhàng có thể ảnh hưởng đến chất giọng của bé sau này. Bạn cũng có thể lựa chọn một cuốn sách dành cho trẻ em với chủ đề về giấc ngủ để có hiệu quả tốt hơn.
Hát một bài hát nhẹ nhàng: Những bài hát ru nhẹ nhàng hay 1 bài hát êm dịu có thể giúp em bé chóng buồn ngủ. Hát cho con nghe trong khi bế bé gần ngực mẹ sẽ cho bé cảm thấy những rung động nhẹ nhàng trong giọng nói của mẹ. Điều này có thể giúp ích một cách tối đa. Sau 1 tuần hoặc lâu hơn một chút, bạn cần thay đổi bằng cách đưa bé vào nôi và hát ru.
Đưa bé một món đồ chơi trước khi đi ngủ cũng là một cách hay. Bạn có thể chọn một món đồ chơi đơn giản như một con thú nhồi bông giúp bé có cảm giác an toàn hoặc một món đồ âm nhạc nhẹ nhàng, du dương.
Phương pháp 2: Dần giới thiệu cho bé về chiếc nôi
Bước đầu, mẹ nên biến chiếc nôi thành một nơi dễ chịu đối với bé. Vào ban ngày, hãy bỏ đồ chơi vào trong nôi của con để bé chơi đùa. Đặt đồ chơi trong đó và khuyến khích bé lấy đồ chơi. Sau một thời gian trôi qua, bé sẽ quen với việc lấy đồ chơi từ nôi.
Bằng cách đặt các đồ chơi trong nôi, mẹ đã tạo cho bé một hình dung rằng đó là nơi an toàn và khá vui vẻ. Tuy nhiên, bạn đừng để bé chơi quá lâu trong cũi nếu không bé sẽ nghĩ đó chỉ là một nơi để vui chơi và hoạt động.
Ban đầu, hãy tạo cho bé ý nghĩ rằng đó là một nơi để ngủ vào ban ngày. Khi bé bắt đầu có thiện cảm hơn với chiếc nôi, hãy đặt bé ngủ trưa trong nôi. Điều này có thể được thực hiện dần dần. Sau khi bé cảm thấy thoải mái khi ngủ trưa trong nôi, mẹ có thể bắt đầu đặt con ngủ trong nôi vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bé có thể quấy nhiễu nhưng sau một vài phút, em bé có thể ngủ mà không khóc nhè nữa.
Tuy nhiên, các mẹ lưu ý, việc bị bỏ lại một mình trong bóng tối có thể là một nguyên nhân chính khiến bé sợ hãi. Vì thế, hãy chuyển nôi vào phòng của bố mẹ. Đặt nôi cạnh giường của bố mẹ để bé có thể nhìn thấy và yên tâm trước khi ngủ thiếp đi. Nếu bé từng ngủ trong phòng bố mẹ, một điều đáng sợ nhất khi chuyển sang ngủ trong nôi có thể là sự thay đổi môi trường xung quanh. Bằng cách di chuyển nôi vào phòng của bố mẹ trong vài tuần cũng đồng nghĩa là mẹ đã cho phép bé có thời gian thích nghi với chiếc nôi trong một bối cảnh khác. Sau khi bé ngủ say, hãy dần dần di chuyển nôi ra xa hơn rồi dần di chuyển nôi về phòng của bé.
Nếu bé khó ngủ trong phòng riêng, hãy dành một vài đêm ngủ trên một chiếc chiếu hoặc túi ngủ trong phòng đó. Sự hiện diện của mẹ có thể có một tác động rất nhẹ nhàng nhưng tích cực đến em bé và có thể biến một môi trường xung quanh vốn không quen thuộc trở thành một nơi an toàn. Trong 3, 4 đêm đầu, mẹ có thể chờ bé ngủ say rồi trở về phòng của mình
Bên cạnh đó, mẹ có thể vỗ về bé ngủ trước khi rời về phòng thay vì ngủ qua đêm ở phòng của bé.
Phương pháp 3: Để bé quen với việc ngủ một mình
Giảm dần việc đong đưa chiếc nôi để bé có thể ngủ mà không cần tiếp xúc với mọi người. Thay vì bế bé trong thời gian ngủ trưa, hãy để cho bé ngủ bất cứ nơi nào chúng thấy thoải mái.
Cho bé một khoảng thời gian để thích nghi với việc ngủ một mình vào ban đêm. Việc chuyển từ ngủ trên giường sang ngủ trong nôi có thể sẽ khó thành công nhanh chóng. Mẹ cần phải ở lại trong phòng với bé trước khi bé ngủ thiếp đi trong vài tuần đầu tiên.
Phương pháp 4: Ôm ấp, vỗ về bé trước khi ngủ
Điều này có thể giúp bé thư giãn và khiến bé nhanh buồn ngủ hơn. Mẹ cũng có thể để bé chơi thoải mái trong cả ngày. Việc khuyến khích bé vui chơi và tham gia các hoạt động khác một cách tự nhiên sẽ làm cho em bé cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức vào ban đêm. Kết quả là em bé sẽ có khả năng nhanh buồn ngủ và không khóc lóc khi bị chuyển ra ngủ trong nôi. Thêm vào đó, bạn có thể massage nhẹ nhàng cho bé ở tay, chân để thư giãn các cơ bắp.


Tin xem thêm

50 tên đặt cho con báo trước một tương lai rực rỡ, làm nên sự nghiệp vang dội

Làm Mẹ
29/04/2025 14:38

Bố mẹ có thể tham khảo những cái tên dưới đây để đặt cho bé nhà mình sau khi chào đời nhé!

5 lỗi sai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc, đây là giải pháp cho những rắc rối không ai muốn này

Làm Mẹ
28/04/2025 14:55

Nghe quá nhiều lời khuyên không cần thiết hay coi em bé là "trung tâm của vũ trụ" chỉ là một số sai lầm mà ai ai lần đầu làm mẹ cũng mắc phải.

Bộ phận ĐẶC BIỆT trên cơ thể trẻ có thể tác động để kích thích trí thông minh

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Thường xuyên rèn luyện các động tác ở bộ phận này của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thúc đẩy chức năng não bộ, giúp bé thông minh hơn.

Cảnh báo: Mẹ bị cúm khi mang thai, nguy cơ con bị mắc bệnh này tăng gấp đôi

Làm Mẹ
28/04/2025 14:54

Một nghiên cứu mới đây cho biết mẹ bầu bị cúm có nguy cơ sinh con mắc chứng tự kỷ cao gấp 2 lần so với những bà mẹ khác.

7 nguyên tắc chống nóng cho bé trong mùa hè

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Vào mùa hè, làm thế nào để con không bị nóng là mối quan tâm của bố mẹ.

Mách phụ huynh mẹo để con đánh vần nhanh, chuẩn không phải 'học vẹt'

Làm Mẹ
26/04/2025 10:46

Tháng đầu tiên kể từ khi con đi học, phụ huynh không dạy con đánh vần dưới mọi hình thức.

Thấy con mút tay nhiều mẹ cứ để yên mà không biết rằng nó hại tới mức nào

Làm Mẹ
26/04/2025 10:45

Trẻ nhỏ mút tay là hoàn toàn tự nhiên nhưng việc này kéo dài quá lâu sẽ gây hại khó lường.

Nếu bạn đang cố gắng nuôi con hoàn hảo nhất, đọc xong bài viết này sẽ bất ngờ 360 độ

Làm Mẹ
26/04/2025 10:44

Khác với Việt Nam, phụ huynh Đức coi trọng tính tự lập và xây dựng trách nhiệm cho trẻ từ khi còn nhỏ, họ cho phép con làm những việc mà chẳng đứa trẻ Việt nào được làm.

Cha mẹ đang tước đoạt quyền chủ động của con cái như thế nào? Đây là câu trả lời thấm thía của bà mẹ Việt sống ở Nhật

Làm Mẹ
26/04/2025 10:28

Câu chuyện về những đứa trẻ thụ động của mẹ Việt sống tại Nhật dưới đây có thể sẽ khiến nhiều bà mẹ hốt hoảng nhìn lại mình.